Tôn giáo Người_Ê_Đê

Bài viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích cho từng nội dung cụ thể trong bài viết tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.
Cây thập tự màu huyết biểu tượng chính trong đạo Tin Lành truyền thống của người Ê Đê

Phần lớn người Ê Đê theo đạo Tin Lành được các nhà truyền giáo phương Tây[ai! là ai?] truyền vào những năm đầu của thế kỷ XX.[khi nào?] Dak Lak nơi tập trung đông người Ê Đê nhất cũng là nơi có tín đồ Tin Lành nhiều nhất Việt Nam, đây được coi một trong những trung tâm đạo Tin Lành lớn nhất khu vực Đông Dương. Họ thường đọc kinh cầu nguyện tại các nhà riêng của mục sư, hiện tại các nhà thờ Tin lành vẫn chưa nhiều. Công giáo Rôma được truyền bá thông qua các nhà truyền giáo sau này là người Pháp. Tỉ lệ người Ê đê theo Công giáo rất thấp, do yếu tố tấm lý và nguyên nhân lịch sử, Sau Hiệp định Genève, Ngô Đình Diệm cho hủy bỏ quy chế Hoàng triều Cương thổ, tức chấm dứt đặc quyền của Quốc trưởng Bảo Đại trên vùng Cao nguyên và gom vùng đất này vào lãnh thổ chung của Quốc gia Việt Nam. Về mặt kinh tế có khoản mở rộng đất đai canh tác và lập các khu dinh điền, định cư hàng trăm nghìn người Công giáo từ miền Bắc di cư vào Nam. Một số được đưa lên vùng Tây Nguyên chiếm một số đất người Thượng làm các khu dinh điến, sự xuất hiện đông đột ngột người Kinh Công giáo, cùng với sự kỳ thị chủng tộc, mất đất đai, văn hóa bị xâm phạm, đã để lại vết đau trong tâm lý của người Êđê, trừ những người Êđê Công giáo thời Pháp thuộc, thì hầu như người Ê đê còn lại đa phần chọn Tin Lành như là một tôn giáo để có thể đối chọi lại từ sự đồng hóa từ phía công giáo mà chính quyền Ngô Đình Diệm ủng hộ lúc đó. Những người Ê đê theo Công giáo thì thường đến các nhà nhờ tại địa phương vào ngày chủ nhật. Một số rất ít theo Phật giáo tại các vùng đô thị. Số còn lại vẫn theo nét tín ngưỡng cổ truyền, thờ cúng các thần hộ thân cho mình.Lịch pháp theo tôn giáo truyền thống của người Ê-đê có sự khác biệt so với lịch pháp công lịch,thứ lịch đếm ngày chậm hơn một ngày so với công lịch. Người Eđê sử dụng lịch pháp Moise có nguồn gốc từ Do Thái giáo. Đó là ngày bắt buộc người Eđê phải nghỉ ngơi thờ phượng vào ngày thứ Bảy (Hruê Kjuh) hay còn gọi là Hrue Sabbath (shab-bawth') tức ngày Chủ Nhật (Sunday) trong Công Lịch Việt Nam.

So sánh Lịch pháp Ê-đê với các lịch pháp Công Lịch

Lịch thứ tiếng Ê-đêLịch thứ Hebrew (Do Thái giáo)Lịch thứ tiếng ViệtLịch thứ tiếng Anh
Hruê 1 (SA)Yom Rishon (1) – יום ראשוThứ 2 (HAI)Monday (2-DAY)
Hruê 2(DUA)Yom Sheni (2) – יום שניThứ 3(BA)Tuesday (3-DAY)
Hruê 3 (T'LÂO)Yom Shlishi (3)– יום שלישיThứ 4 (TƯ)Wednesday (4-DAY)
Hruê 4 (PĂ)Yom Reviʻi (4) – יום רביעיThứ 5 (NĂM)Thursday (5-DAY)
Hruê 5 (ÊMA)Yom Chamishi (5) – יום חמישיThứ 6 (SÁU)Friday (6-DAY)
Hruê 6 (NĂM)Yom Shishi (6) – יום ששיThứ 7 (BẢY)Saturday (7-DAY)
Hruê 7 (KJUH) (SABAT)Yom Shabbat (7) – יום שבתCHỦ NHẬTSunday (1-FIRST DAY)

Người Ê Đê coi số 7 là con số linh thiêng, và con số tận trong hàng đơn vị tiếng Ê-Đê cùng sau con số 7 đều là những số ghép. Người Ê-đê theo Tin Lành thờ phượng đúng vào ngày Thứ Bảy mà họ gọi là (Hrue Sabbath): Ngày Nghỉ ngơi - Trùng vào ngày Chủ Nhật (Sunday) trong Công Lịch. Những ngày này đa số tín đồ thường kiêng không làm việc nương rẫy hay lao động chân tay khác. Đạo Tin Lành truyền thống của người Ê-đê hòa trộn nhiều tín ngưỡng bản địa có trước với nhiều quy tắc kiêng cự khá ngặt nghiêm ngặt: Cấm hôn nhân ngoại giáo, không ăn thịt động vật chết hay thú vật cắn, không ăn thực phẩm liên quan cúng tế ngoại giáo, cấm thờ ảnh tượng, không ăn huyết động vật và những thức ăn chế biến từ huyết động vật, cấm dùng đồ uống có men như rượu, bia và thuốc lá, đưa tang ma vào lúc 9 giờ buổi sáng theo quan niệm phải mặt trời (ánh bình minh) chiếu xuống huyệt góc 60 độ về hướng Tây(?)...

Tên họ người ÊĐê

Bài chi tiết: Tên người ÊĐê
Ký họa danh xưng Thượng đế Y-HWH (AÊ-DIÊ) bằng chữ Do Thái Hebrew. Vào đầu thế kỷ XX, Y-Jut đã tiến hành cải cách lối đặt đệm tên họ cho người Ê Đê bằng cách dùng chữ cái đầu là chữ " Y-" là danh xưng Thượng đế Y-HWH (Thiên Chúa Giê-Hô-Va hay Gia-Vê) để đệm tên lót cho tất cả người nam thay thế hẳn lối đặt tên chịu ảnh hưởng từ phong kiến ChampaJava(Indonesia) mang nhiều màu sắc phân biệt thứ bậc, tuổi tác, địa vị rườm rà phức tạp (Dam, Hbia, Ama, Aê, Yă, Aduôn, pô...) hầu hết ngày nay người nam Ê Đê đều đệm chữ cái "Y-" từ chữ "YHWH" theo cấu trúc "(Y-)+(tên gọi) +(họ) như là một điều bắt buộc cho mọi nam giới người Đê mang ý nghĩa:những đứa con trai của Yang (anak Aê-Diê).[tào lao]

Chữ viết

Kinh Thánh Tân Ước Song Ngữ Êđê - Việt bằng mẫu tự Latin gồm Chương đầu sách Phúc âm theo Thánh đồ Y-Mathiơ tóm tắt giả phả của Đấng Christ từ tổ phụ Y-Abraham.Đây là ấn bản tham khảo cho cuốn Kinh Thánh tiếng Ê Đê ấn bản 1928 (thất truyền 1954), ấn bản 1968 và ấn bản 1972 của viên ngôn ngữ học tại Viện Ngôn ngữ học Mùa hè Mỹ và hiệp hội Thánh Kinh United Bible Societies.

Trước khi người Pháp đặt chân lên Tây Nguyên (Đêga), người Êđê đã có chữ viết riêng theo lối văn tự Pali- Sancrit của Ấn Độ mà người Êđê gọi là " Boh hră", có thể là một trong những loại dạng kiểu chữ viết cong của người Champa, loại chữ Sancrit này được viết trên giấy da " mơar klĭt", hay trên lá cọ khô "Hla guôl", loại chữ này hoàn toàn thất truyền sau năm 1954 bởi chính sách Việt hóa và cấm dậy ngôn ngữ bản địa dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, những văn bản bằng chữ Êđê cổ cuối cùng bị chính quyền Ngô Đình Diêm thiêu huỷ hoàn toàn. Trong thời gian cai trị của người Pháp, chính quyền thuộc địa đã cổ vũ sử dụng chữ viết theo mẫu tự Latin do 2 thầy giáo Y-Ut và Y-Jut sáng tạo ra vào khoảng những năm đầu thế kỷ XX. Mục đích chủ yếu là nhằm phục vụ giáo dục. Trong khi người theo Công giáo và Tin Lành dùng nó để ghi chép Kinh Thánh và Gia Phả.So với các dân tộc ít người khác tại Việt Nam, người Ê Đê là sắc dân có chữ viết theo bảng chữ cái La tinh khá sớm, người Ê Đê có chữ viết từ thập niên 1920. Các nhà truyền giáo Tin Lành đã phối hợp với các chuyên viên ngôn ngữ học tại Viện Ngôn ngữ học Mùa hè đặt chữ viết cho người ÊĐê để dịch Kinh Thánh cho dân tộc này[8]. Năm 1971, các chuyên viên này phối hợp với Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa phát hành sách dạy tiếng Ê Đê[9]. Năm 1979, sách dạy ngữ vựng ÊĐê được xuất bản tại Hoa Kỳ[10]. Kinh Thánh Tân Ước song ngữ ÊĐê-Việt phát hành năm 2001[11]. Năm 2006, Nhà xuất bản Tôn giáo của chính phủ Việt Nam, với sự hỗ trợ của United Bible Societies, đã phát hành 20 ngàn cuốn Kinh Thánh Tân Ước song ngữ ÊĐê-Việt tại Việt Nam[12]. Đây là cuốn sách có số lượng phát hành nhiều nhất trong tiếng ÊĐê từ trước đến nay.

Ẩm thực người Ê Đê

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người_Ê_Đê http://www.degaronline.com http://www.ethnologue.com/show_language.asp?code=r... http://www.ethnologue.com/show_work.asp?id=12495 http://www.ethnologue.com/show_work.asp?id=15150 http://www.joshuaproject.net/peopctry.php?rop3=110... http://chuvietnhanh.sourceforge.net/CachCaiGoNgonN... http://www.aboutvietnam.org/People/Ede_People.html http://www.ibiblio.org/sripedia/ebooks/mw/0400/mw_... http://www.peoplesoftheworld.org/text?people=Ede http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu...